Lịch sử của Python
Python là một ngôn ngữ khá cũ được tạo ra bởi Guido Van Rossum. Thiết kế bắt đầu vào cuối những năm 1980 và được phát hành lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1991.
Python được tạo ra làm gì?
Vào cuối những năm 1980, Guido Van Rossum làm việc trong Amoeba, phân phối một nhóm hệ điều hành. Ông muốn sử dụng một ngôn ngữ thông dịch như ABC (ABC có cú pháp rất dễ hiểu) để truy cập vào những cuộc gọi hệ thống Amoeba. Vì vậy, ông quyết định tạo ra một ngôn ngữ mở rộng. Điều này đã dẫn đến một thiết kế của ngôn ngữ mới, chính là Python sau này.
Cái tên Python có nguồn gốc từ đâu?
Python không phải được đặt theo tên của con rắn thần Python trong thần thoại Hy Lạp đâu. Rossum là fan của một sê-ri chương trình hài cuối những năm 1970, và cái tên “Python” được lấy từ tên một phần trong sê-ri đó “Monty Python’s Flying Circus”.
Tại sao chọn python
- Đơn giản và nhanh chóng
- Dễ học
- Cú pháp rõ ràng
- Thụt lề nghiêm ngặt hay còn gọi là Không {}, Không;
- Cộng đồng lớn
- Rất nhiều thư viện
Với thanh niên hơi lười như mình thì dùng thằng này là cực hợp lý rồi. Đơn giản và nhanh - chỉ cần thế là đủ kiếm tiền rồi. Còn với các thanh niên tầm cỡ kiểu học vấn uyên bác thì lại càng dễ hơn nữa. :v
Trên là 1 cái biểu đồ mức độ phát phiển và độ phủ của python. Ghe gớm thật sự luôn
Tính năng chính của Python
Ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học: Python có cú pháp rất đơn giản, rõ ràng. Nó dễ đọc và viết hơn rất nhiều khi so sánh với những ngôn ngữ lập trình khác như C++, Java, C#. Python làm cho việc lập trình trở nên thú vị, cho phép bạn tập trung vào những giải pháp chứ không phải cú pháp.
Miễn phí, mã nguồn mở: Bạn có thể tự do sử dụng và phân phối Python, thậm chí là dùng nó cho mục đích thương mại. Vì là mã nguồn mở, bạn không những có thể sử dụng các phần mềm, chương trình được viết trong Python mà còn có thể thay đổi mã nguồn của nó. Python có một cộng đồng rộng lớn, không ngừng cải thiện nó mỗi lần cập nhật.
Và đây là lý do để học Python nếu bạn mới làm quen với lập trình
Cú pháp đơn giản:
Lập trình bằng Python rất thú vị. Nó dễ dàng để hiểu và code bằng Python. Tại sao? Cú pháp của Python khá giống với ngôn ngữ tự nhiên, ví dụ như đoạn code dưới đây:
print("Hello, Tớ là Dòi đây")
Đó, muốn hiện thị ra thì chỉ cần gõ đúng 1 dòng thế là nó ra. Mấy thằng khác thì bét cũng phải 3 dòng.
a = 2
b = 3
sum = a + b
print(sum)
Ngay cả khi chưa lập trình bao giờ, bạn có thể dễ dàng đoán được đoạn code này thêm vào hai số a, b, tính tổng và in tổng của chúng.
Không quá khắt khe:
Bạn không cần xác định kiểu của một biến trong Python, không cần thêm dấu chấm phẩy vào cuối câu lệnh. Python buộc bạn tuân theo những bài tập có sẵn (như chỉ dẫn đúng). Điều nhỏ nhặt này giúp cho việc học Python dễ dàng với người mới hơn rất nhiều
Viết code ít hơn:
Python cho phép viết những chương trình có nhiều chức năng tốt hơn với ít dòng code hơn. Bạn có thể tham khảo mã nguồn game Tic-tac-toe (pastebin.com/7LTkj2V5) với giao diện đồ họa và đối thủ máy tính thông minh mà chỉ chưa đến 500 dòng code. Đây chỉ là một ví dụ. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về những gì mà Python có thể làm được khi tìm hiểu sâu hơn về nó.
Thằng nào đang dùng python
Đầu tiên phải nói đến chính là thằng Google, sau đó là Facebook, rồi Instagram, rồi Netflix rồi Spotify... Khiếp chưa
What Python is good for?
- Prototyping
- Scripting
- Numerical computing
- Commandline tools to automate workflows
- Commandline application
- Server-Side appliation
- Web development
- Data Science
- Machine Learning
- Deep Learning
- Data Exploration
- Data Visualization
(Chỗ này không biết dịch ra tiếng việt nghĩa là gì luôn :v)
Đó! và tớ cũng là newbie của python. Mới đc mấy buổi học online và tự học trước đó khoảng 1 tháng thì mình khá thích thằng này. Code bay cực, như kiểu tớ vẫn code vb.net, chứ không chơi C# :)) (nhưng vãn code C# khi có yêu cầu). Nó đơn giản cực - nhất là mấy thằng lộn xộn có quy củ như tớ
thế nhé!
p/s: Bài này chủ yếu tớ đi copy thôi